Trích từ sách: Đời sống lúa mùa quê tôi.
Mạ lúa mùa hồi trước không có bón phân. Gần đến ngày nhổ người ta dùng tro trấu vãi lên để cho mạ ra rễ mới để dễ nhổ hơn. Có người vô mấy lò mổ mua xương trâu, xương bò về đốt rồi nghiền thành bột mịn cất để dành bón cho đám mạ, nghe nói mạ cũng dễ nhổ lắm. Khi phân urea được xài phổ biến, người ta dùng khoảng 5kg rải cho một công mạ (công tầm 3 mét) trước ba ngày sẽ làm cho mạ dễ nhổ (vì ra rễ mới), ít dính đất.
Thường thì ngày nhổ mạ được ấn định trước ngày cấy hai ngày vì mạ sau khi nhổ hai đêm sẽ nhú rễ non, lúc cấy sẽ nhanh tốt. Mặt khác, sau hai đêm tép mạ có vẻ như cứng hơn và hơi xù ra nên cấy ít hao mạ. Người ta thường gọi là cấy ra mạ. Trường hợp gấp cấy thì một đêm cấy cũng được và kẹt quá để ba đêm cấy cũng không sao nhưng lâu hơn nữa cây mạ sẽ bị yếu. Những tép mạ ở giữa bị đỏ và chết dần. Công việc nhổ mạ đòi hỏi phải có kỹ năng, không phải tự nhiên mà làm được. Bắt đầu từ tay trái, rẽ một vòng vừa nắm, ốp tay phải vào cùng giật về phía người, hơi chếch về bên phải. Nếu cọng mạ có nhiều lá phía dưới bị khô, rủ xuống – gọi là lá ủ, thì lần rẻ đầu tiên là vuốt bỏ lá ủ. Sau đó đưa lên chân đá cho đất văng ra khỏi rễ mạ (còn gọi là đập). Có hai cách đá: chỗ phía dưới ống quyển (nếu đá một chỗ thấy đau thì lần sau nhích lên hoặc nhích xuống) và dưới bàn chân. Sau khi đá cho đất văng ra, sục nắm mạ xuống nước 2-3 lần cho rễ mạ sạch đất thêm (nếu đám mạ không có nước sẽ rất khó nhổ). Cách đá bằng bàn chân ít xài hơn vì dễ làm mất thăng bằng cho người nhổ.
Hơn nữa, khi đá bàn mà vuột, không trúng bàn, nguyên nắm đất đập vào “bộ hạ” đau thấy ông bà ông vải! Người có nắm tay lớn thì ba nắm tay gom thành một mớ. Người có nắm tay nhỏ thì bốn nắm, đưa lên ghế (bàn), tay túm chùm rễ xòe mớ mạ ra lắc lắc cho lá ủ và những lá bị đứt văng ra, tay trái vuốt mớ mạ cho thẳng. Sau đó túm ngọn dựng lên mặt ghế dọng cho bằng gốc với nhau rồi để nằm trên ghế (so mạ). Phần lá phải dư ra tương đối nhiều để sau cột cho dễ. Khi được ba mớ như vậy thì dùng ba cọng tranh (tranh lợp nhà) đã nhơi héo để cột. Tay phải cầm phần ngọn tranh quấn một vòng từ ngoài vào trong trùm lên phần gốc. Xong ngoai với một ít lá mạ rồi nhét dưới vòng dây đã quấn. Sau đó dùng hai tay nắm lấy hai đầu cọng tranh, chân trái đưa lên kê ngay cọng tranh để chịu lực rồi kéo mạnh. Dây tranh siết chặt vang lên tiếng kêu rựt rựt, thấy cứng thì thôi, dựng bó mạ lên ghế, hai tay sửa cho lá mạ ở phần đầu bung ra, giúp cho bó mạ được chắc hơn rồi túm giữa bó mạ quăng xuống nước phía trước ghế.
Cột tới đâu quăng tới đó, tạo thành một hàng bó mạ trông rất đẹp.cọng tranh, chân trái đưa lên kê ngay cọng tranh để chịu lực rồi kéo mạnh. Dây tranh siết chặt vang lên tiếng kêu rụt rụt, thấy cứng thì thôi, dựng bó mạ lên ghế, hai tay sửa cho lá mạ ở phần đầu bung ra, giúp cho bó mạ được chắc hơn rồi túm giữa bó mạ quăng xuống nước phía trước ghế. Cột tới đâu quăng tới đó, tạo thành một hàng bó mạ trông rất đẹp.
Nói thêm về cái ghế nhổ mạ, có nơi gọi là cái bàn nhỏ mạ cũng hổng sai. Ghế có bốn chưn với chiều cao sao cho khi để dưới ruộng, trừ độ lún ra, mặt ghế cao ngang rún người nhổ là vừa. Mặt ghế hình chữ nhựt, ngang 4-5 tấc, dài một thước rưỡi, thường được đóng bằng những thanh tre, tạo kẽ hở để khi so mạ, nước từ rễ mạ dễ dàng chảy xuống. Nếu đóng bằng ván thì cũng chẻ ra thành từng thanh cho có kẽ hở. Hồi xưa, ghế nhỏ mạ rất quan trọng đối với người nông dân nghèo đi khai mở đất hay những gia đình tá điền thiếu trước hụt sau. Lúc họ còn sống, ghế là công cụ lao động, là người bạn dãi dầu mưa nắng ngoài đồng. Khi họ chết đi ghế nhổ mạ được người thân đưa vào giữa nhà, quay ngang, để lên một bát hương làm bàn thờ cho họ. Về sau này, có người trải thêm tấm cao su bông trên mặt ghế cho trang trọng và khi không có tiền để mua lư hương người ta có thể thay bằng bất cứ thứ gì có thể cắm nhang được!
Nếu cấy với mật độ 8 cây (bụi) một tầm (3m) thì một công khoảng 11-12 bó. Nếu cấy 10 cây thì 14-15 bó được một công. Trong các thao tác của việc nhổ mạ đòi hỏi vừa phải có kỹ thuật vừa phải có sức khỏe nên thường là do đàn ông đảm nhiệm. Người nhổ giỏi có thể nhổ một ngày cấy 5 công tầm 8 cây hoặc 3,5 công tầm 10 cây, trung bình là 2 công một ngày. Có lần tôi nghe kế, ông Hai Sửu, xứ Cù Là, nhổ một ngày cấy được 5 công đất. Tôi hổng tin, ráng đi tìm gặp ổng, gặng hỏi hoài “chú có bí quyết gì hông?”. Cuối cùng ổng khai thiệt: “Sau khi lãnh nhổ cho ai, chiều tối trước ngày nhổ, tao lấy một thùng vôi bột, quậy nước rồi tạt đều trên đám mạ, cây lúa gặp vôi nóng, buông rễ nên rất dễ nhổ, nhờ vậy mới nhổ được 5 công chớ mậy!”. Thông thường việc nhổ mạ do đàn ông làm nhưng thỉnh thoảng chỗ này, chỗ kia cũno có nohe nhu nữ nhổ ma và làm cũng rất giỏi!
Người nhổ mạ ngán nhất là mấy con bù mắt, chúng nhỏ xíu nhưng cắn khá đau, ngứa và vết cắn có thể sưng bằng đầu ngón tay. Sáng sớm thường trời đứng gió, ai đi làm ruộng cũng có một đám bù mắt bu theo trên đầu. Ai làm công việc gì có nước văng lên mình nhiều thì chúng đáp xuống cắn nhiều. Tội mấy người nhổ mạ, tay chân lúc nào cũng đính đất. Mỗi lần đập bù mắt chỗ nào là chỗ đó dính sình, mà mùi sình cộng với hơi người làm cho bù mắt bu lại nhiều hơn. Hồi nhỏ, có lần theo ngoại ra ruộng, tôi thấy ông Mười Sợi vừa bỏ ghế nhổ mạ từ trên vai xuống là lấy một cây nhang đốt rồi gắn trên cái nón và đội lên đầu. Tôi hỏi ông làm gì vậy? Ông Mười nói, cho bù mắt nó đừng cắn tao. Đó là cũng một sự sáng tạo của nhà nông!
Bó mạ ngâm dưới nước một đêm chủ ruộng vớt để trên bờ thêm một đêm cho nhỏ nước, gánh đi dăm công (rải mạ) cho nhẹ. Hồi trước việc dăm công thường dùng đòn xóc (một đoạn cây từ hai thước đến hai thước rưỡi, vót nhọn 2 đầu, phổ biến nhất là làm bằng cây nhum, có gân như cây cau, màu đen mun). Người khỏe gánh mỗi lần 4 bó, bình thường gánh 2 bó. Những thửa ruộng lớn, người ta dăm công bằng những chiếc xuồng nhỏ đưa lên ruộng kéo. Nếu nước ruộng sâu thì có thể xỏ dây dài, kéo 1 lần 5-7, thậm chí 10 bó. Kéo đến vị trí dự kiến thì rút dây, kéo ra một chỗ 2 bó. Ngày nay có thể chế lại kéo bằng tấm cao su (tấm bạt nhựa) sẽ nhanh và nhẹ hơn nhiều.
Đối với chủ ruộng, việc đo công cấy cũng có nhiều chuyện để nói, đôi khi dễ dẫn đến hiểu lầm, giận hờn nhau. Một công cấy chuẩn mỗi chiều 12 tầm vuông (mỗi tầm 3m) tổng cộng bằng 144 tầm. Nhưng đâu phải miếng đất nào cũng lý tưởng cho việc đo công, nên có quy ước chung là tính sao không vượt 144 tầm là được. Ví dụ một công đất hình chữ nhật có chiều ngang 7 tầm thì chiều dài 20 tầm (140 là được); chiều ngang 8, chiều dài 18 (bằng 144 là chuẩn); chiều ngang 9 thì chiều dài 16 (144 là chuẩn); nếu chiều ngang 10 thì chiều dài 14… Nếu hình thù thửa đất không rõ ràng, có lúc chủ đất phải nhờ người có ăn học tính toán dùm. Có những chủ ruộng ma lanh, khi đo thì đủ số tầm nhưng trong quá trình đo, lúc dựng cây tầm thẳng lên rồi cho ngã xuống thì đẩy cây tầm chạy tới thêm 2-3 tấc. Thành ra một công bằng một công mốt. Những người cấy giỏi biết, nhưng có người đòi đo lại, có người để bụng rồi cho qua.